Tác giả và tác phẩm Huỳnh_Mẫn_Đạt

Huỳnh Mẫn Đạt thích ngâm vịnh, nổi tiếng giỏi thơ Nôm ở đất Đồng Nai. Là bạn tâm giao của Bùi Hữu Nghĩa, ông đã góp phần giúp bạn hoàn thành vở tuồng Kim Thạch kỳ duyên[3]

Trước khi quân Pháp tấn công nước Việt, Huỳnh Mẫn Đạt đã tỏ ra là một vị quan yêu dân, yêu nước. Cho nên khi Pháp lấn chiếm Nam Kỳ, ông đã nhanh chóng đứng trong hàng ngũ các nhà thơ đối kháng, mà việc góp phần vào cuộc bút chiến giữa Phan Văn TrịTôn Thọ Tường là một minh chứng.

Nhà văn Sơn Nam viết:

Khi thực dân đến...Ông Huỳnh Mẫn Đạt mượn lời người kỹ nữ đi tu để gởi gắm tâm tự. Về mặt xử thế ông tỏ ra minh bạch, biết vinh biết nhục... Ông an phận dưỡng nhàn, không mang tiếng chi cả, hình trạng khô ngô ốm yếu, tánh nết hiền lành, hay làm thi quốc âm, tao nhã thiệp liệp lắm, ông Tôn Thọ Tường kính ngài là bực phụ chấp...[4]

Những bài thơ sau đây thường được truyền tụng: Cây dừa, Chó già, Mưa đêm, Trời chiều, Chiêu Quân xuất tái, Ngộ hữu, Lão Kỹ qui y... Đặc biệt là bài Điếu Nguyễn Trung Trực, vừa là một tuyệt bút, vừa là bài thơ tiêu biểu, thể hiện được khá đầy đủ nhân cách và tài thơ của ông.

Điếu Nguyễn Trung Trực

Thắng phụ nhung trường bất túc luânÐồi ba chỉ trụ ức ngư dânHỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địaKiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thầnNhất đán phi thường tiêu tiết nghĩaLưỡng toàn vô úy báo quân thânAnh hùng cường cảnh phương danh thọTu sát đê đầu vị tử nhân.

Bản dịch của Thái Bạch:

Thắng bại chi bàn việc tướng quânNgười chài trụ đá khúc gian truânLửa bừng Nhật Tảo rêm trời đấtKiếm tuốt Kiên Giang rợn quỷ thầnMột sớm nhẹ mình nêu tiết nghĩaÐôi đường trọn chữ báo quân thânAnh hùng cứng cổ danh thơm mãiLũ sống khom lưng chết thẹn dần.